Lộ trình chuyển đổi số từ A đến Z của doanh nghiệp sản xuất – NETALINK JSC
Giỏ hàng

Lộ trình chuyển đổi số từ A đến Z của doanh nghiệp sản xuất

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều mong muốn chạm đích ngay khi chuyển đổi số. Kết quả kỳ vọng là mọi hoạt động sẽ được tự động, minh bạch, giúp các lãnh đạo quản lý bộ máy vận hành sản xuất “ngay trong một nốt nhạc”. Nhưng điều này là không khả thi!

Thực tế cho thấy nhiều dự án chuyển đối số không những không đạt được mục tiêu đề ra, ngược lại rơi vào bế tắc, loay hoay, đi tiếp không được mà từ bỏ thì không nỡ. Cái kết là chuyển đổi số không mang lại hiệu quả như kỳ vọng mà còn tiêu tốn của doanh nghiệp nhiều chi phí, thời gian và ảnh hưởng đến cả hiệu suất làm việc.

Bản chất mọi vấn đề đều cần được xem xét kỹ lưỡng lộ trình để đưa ra mục tiêu cụ thể và khả thi, chuyển đổi số cũng vậy. Hiểu được những điều doanh nghiệp đang cần, đang thiếu để có một công cuộc chuyển đổi số thành công:

  • Một lộ trình chuyển đổi số từng bước với các chỉ dẫn cụ thể
  • Các gợi ý công cụ & phần mềm phù hợp với từng nhu cầu và đặc tính doanh nghiệp
  • Lời giải cho những vướng mắc trong chuyển đổi số

Zalo

8 động lực chuyển đổi số của doanh nghiệp sản xuất (Nguồn: Mckinsey 2015)

Nguyên tắc chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất

- Nguyên tắc 1: Chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất cần dựa theo chuỗi giá trị trong sản xuất.

Trong doanh nghiệp sản xuất, chuỗi giá trị là quá trình hoạt động cơ bản nhằm biến đổi yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra mà có giá trị lớn hơn so với chi phí ban đầu.

Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng cốt lõi (những khả năng hoặc lợi thế xác định mà một doanh nghiệp có thể có để phân biệt với đối thủ cạnh tranh) và các chức năng phụ trợ (những hoạt động hỗ trợ chức năng cốt lõi).

Với chuỗi giá trị của doanh nghiệp sản xuất:

  • Các chức năng cốt lõi gồm: Cung ứng, sản xuất/ vận hành, dự trữ/phân phối, marketing & bán hàng, dịch vụ sau bán.
  • Các chức năng phụ trợ gồm: Mua sắm & hậu cần, nghiên cứu & phát triển, quản lý nguồn nhân lực, hạ tầng quản lý (quản trị & điều hành, tài chính, kế toán, hệ thống quản lý nhân sự).

Chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất cần được thực hiện toàn diện tại các chức năng kể trên.

Zalo
Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp sản xuất (Nguồn: Porter, M(1980, 1991), Havard Business School)

- Nguyên tắc 2: Các giải pháp chuyển đổi số thời nay cần phải có tính kết nối và dựa trên dữ liệu.

Chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0 rất khác với chuyển đổi số công nghệ 3.0.

Công nghệ 3.0 có nhược điểm là cát cứ riêng lẻ từng bộ phận, thiếu liên kết giữa các bộ phận. Thực tế, phần lớn các nhà sản xuất vẫn đang ở chuyển đổi số 3.0 khi dựa vào các quy trình thủ công và hệ thống bị mất kết nối để vận hành doanh nghiệp.

Thời nay, vòng đời sản phẩm ngắn hơn, kích thước lô nhỏ hơn và tăng cường cá nhân hóa sản phẩm hơn, các giải pháp chuyển đổi số cần đáp ứng nhu cầu cộng tác nhanh chóng và hiệu quả bên trong và giữa tất cả các chức năng, giữa tất cả các bộ phận, và giữa tất cả đối tượng có liên quan của doanh nghiệp.

Vì vậy, công nghiệp 4.0 đã ra đời, phù hợp với thời đại hơn công nghệ 3.0 v ì đặc trưng bởi sự số hóa và kết nối - giao tiếp số linh hoạt trên toàn bộ chuỗi giá trị, các luồng dữ liệu liên tục. Khách hàng sẽ ở trung tâm của những thay đổi đối với chuỗi giá trị, sản phẩm, dịch vụ và mọi thứ sẽ ngày càng được tùy biến, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải linh hoạt hơn.

- Nguyên tắc 3: Chuyển đổi số hướng tới mô hình “nhà máy thông minh”

Theo định nghĩa: “Sản xuất thông minh là nỗ lực thiết kế, triển khai, kết nối và quản lý các hoạt động sản xuất và các hệ thống của doanh nghiệp, mà cho phép quản lý chủ động thông qua ra quyết định giàu thông tin , k ịp thời (càng gần thời gian thực càng tốt), và chuyên sâu”.

Kết hợp với nguyên tắc 1 và 2 nêu trên, để chuyển đổi số thành “nhà máy thông minh”, doanh nghiệp sản xuất cần:

Nâng cao năng lực sản xuất lên đến năng lực cốt lõi

Kết xuất dữ liệu từ thiết bị, phân tích và tổng hợp dữ liệu

Tận dụng dữ liệu từ thiết bị quy trình để phân tích nhằm tạo ra sự điều chỉnh và các vòng lặp cải tiến cho sản xuất.

Dựa vào đây, lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất có thể đi theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Số hóa : Giai đoạn số hóa các chức năng cốt lõi của doanh nghiệp sản xuất, chuyển đổi các phương thức thủ công/analog sang digital - có thể xử lý trên hệ thống phần mềm máy tính. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp không chỉ dừng ở mức áp dụng công nghệ mà xa hơn là liên tục cải tiến công nghệ và bộ máy quy trình để đạt hiệu quả sản xuất tốt nhất.
  • Giai đoạn 2: Dữ liệu hóa: Giai đoạn thu thập các dữ liệu từ các hệ thống số, dựa trên các dữ liệu để đưa ra các quyết định cải tiến và phát triển phù hợp cho doanh nghiệp.
  • Giai đoạn 3: Chuyển đổi số hoàn toàn: Giai đoạn kết nối và đồng bộ toàn bộ dữ liệu và chuyển đổi số tư tưởng toàn diện trong tổ chức doanh nghiệp.
 
Để hỗ trợ tư vấn các dịch tại NETALINK
Vui lòng inbox trực tiếp cho chúng tôi qua Zalo OA hoặc quét mã QR Code dưới đây

KHÓA HỌC: NHÀ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ 4.0

NEED TO HIRE