TẠI SAO CRM LẠI HỮU ÍCH CHO NGÀNH DƯỢC PHẨM? – NETALINK JSC
Giỏ hàng

TẠI SAO CRM LẠI HỮU ÍCH CHO NGÀNH DƯỢC PHẨM?

Bạn có biết CRM có tác động lớn như thế nào tới sự hài lòng của khách hàng ngành Dược không?

CRM là tên viết tắt của Quản trị quan hệ khách hàng. Đối với ngành Dược, đây là một phần mềm giúp quản lý tất cả các liên lạc và tương tác của công ty với bệnh nhân.

Các mục tiêu chính của hệ thống CRM là:

-  Cải thiện các mối quan hệ kinh doanh/ bán hàng

-  Kết nối với khách hàng

-  Chuẩn hóa các quy trình vận hành

-  Tăng năng suất làm việc

-  Tăng lợi nhuận công ty

CRM là một công cụ hiệu quả để quản lý các quy trình liên lạc, bán hàng và tiếp thị cũng như cải thiện hiệu suất của nhân viên/trình dược viên. Các hệ thống CRM được thiết kế để giúp các nhà quản lý xây dựng mối quan hệ khăng khít với khách hàng, người dùng dịch vụ, nhà phân phối hoặc nhà cung cấp của công ty. Thực tế đối với ngành Dược, khách hàng là trung tâm, vì vậy việc duy trì các mối quan hệ với khách hàng là điều vô cùng quan trọng.

Câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào CRM hỗ trợ các công ty Dược phẩm cung cấp các dịch vụ/sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng?” Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để tìm ra câu trả lời nhé!

1. Quản lý chiến dịch tự động cho ngành Dược

Ngành Dược cũng cần quảng bá các sản phẩm và dịch vụ khác nhau để thu hút sự chú ý từ khách hàng. Các chiến dịch tiếp thị là sự chuẩn bị kỹ càng nhất mà các nhà quản lý cần chú ý. Các hệ thống CRM cung cấp các giải pháp độc quyền để chạy một chiến dịch tự động một cách thông minh. Các tiện ích từ CRM cho phép nhóm bán hàng thực hiện các hoạt động tiếp thị đã được lập kế hoạch tốt trước đó để thúc đẩy doanh số và bán được nhiều hàng nhiều hơn. 

2. Kết nối chặt chẽ với khách hàng ngành Dược

Hệ thống CRM dành cho ngành Dược phẩm mang lại cái nhìn bao quát và tổng quan hơn về toàn bộ đại lý, nhà phân phối và cấp kênh. Điều này sẽ giúp các nhà quản lý duy trì và tăng khả năng kết nối với khách hàng tiềm năng. Với tính năng nhắc nhở, các nhà quản lý có thể biết rõ dịch vụ nào đang đến kỳ hết hạn. Sau đó, các nhà quản lý có thể trao đổi lại với khách hàng và cung cấp các gói gia hạn tiếp theo. Ngoài ra, các sự kiện đặc biệt như các chương trình khuyến mãi, các dược phẩm mới cũng sẽ được gửi tới khách hàng thông qua hệ thống CRM, điều này sẽ giúp cuộc trò chuyện của công ty và khách hàng trở nên gần gũi hơn.

3. Nâng cao trải nghiệm cung cấp các dịch vụ cho khách hàng

Dịch vụ khách hàng chất lượng là chìa khóa thành công cho bất kỳ doanh nghiệp nào và điều đó cũng không ngoại trừ khi kinh doanh dược phẩm. Với mục tiêu cung cấp các dịch vụ khách hàng mang tầm “đẳng cấp”, các công ty dược có mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Từ đó, khách hàng trung thành sẽ tiếp tục mua hàng từ công ty. Hệ thống CRM – quản trị quan hệ khách hàng, cho phép quản lý hiệu quả cơ sở dữ liệu khách hàng và cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh. Ví dụ, trường hợp các nhà quản lý cần truy vấn các giao dịch trong quá khứ, hệ thống có thể tìm kiếm tất cả dữ liệu chỉ vỏn vẹn một vài giây. Từ các thao tác nhanh gọn, việc phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp dịch vụ thỏa đáng cho khách hàng sẽ dễ dàng hơn. 

4. Tích hợp cơ sở dữ liệu khách hàng

Hệ thống CRM lưu trữ dữ liệu và cho phép bạn truy xuất dữ liệu để thực hiện các hoạt động thích hợp. Tính năng này giúp bộ phận bán hàng tiết kiệm thời gian trong việc tìm lại các tài liệu hoặc các thông tin của khách hàng. Bên cạnh đó, các nhà quản lý không cần phải lo lắng về việc phân chia dữ liệu trong một khối dữ liệu khổng lồ trước mặt. Hệ thống sẽ thực hiện các thao tác phân chia các nhóm khách hàng một cách tự động dựa trên các lập trình có sẵn từ các nhà quản lý. Từ đó, các dữ liệu sẽ được sử dụng một cách hiệu quả nhất và tiết kiệm thời gian nhất.

5. Quản lý tốt hơn cho các sản phẩm và dịch vụ

Với ngành Dược phẩm, chắc chắn sẽ cần một kho lưu lại một khối lượng lớn các sản phẩm. CRM sẽ hỗ trợ quản lý danh mục các sản phẩm có trong kho cũng như quản lý hàng tồn kho theo quy tắc. Các thông tin về các loại thuốc khác nhau sẽ được sắp xếp ngăn nắp và bảo mật tuyệt đối trên CRM. Điều này giúp các nhà quản lý dễ dàng tìm kiếm các chi tiết sản phẩm khi cần thiết cùng với thời gian nhanh gọn. Ngoài ra, các nhà quản lý có thể xác định các sản phẩm và dịch vụ đã được gửi cho khách hàng. Hơn nữa, CRM cũng cập nhật các sở thích của khách hàng để dễ dàng cung cấp dịch vụ tốt hơn vào lần sau. 

6. Quản lý vận hành

Hệ thống CRM cung cấp các tính năng riêng biệt để quản lý các nhiệm vụ hoạt động bao gồm dự báo bán hàng, quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát chất lượng, v.v. Chức năng này cho phép quản lý nhiệm vụ hoạt động của công ty một cách hiệu quả, giúp các nhà quản lý có thể cung cấp các dịch vụ khách hàng tốt hơn và tăng ROI. Việc quản lý hoạt động có hệ thống cũng giúp tăng năng suất. Do đó, các nhà quản lý có thể dùng thời gian đó để chăm sóc các khách hàng tiềm năng khác.

7. Tiếp cận tùy chỉnh

Các khách hàng thường sẽ di chuyển trên nhiều nền tảng khác nhau, do đó để xác định chính xác họ đang ở đâu vè kết nối với họ bằng cách nào thì đúng là một bài toán khó. Vì, về cơ bản, công ty không thể cứ theo dõi tất cả các khách hàng của mình một cách thủ công qua việc truy tìm thông tin của họ qua các diễn đàn, trang mạng xã hội. Hệ thống CRM ra đời giúp tùy chỉnh tự động, bám sát các hoạt động của các khách hàng tiềm năng, lấy khách hàng là trung tâm để đưa ra những kế hoạch nhất định. Giúp các nhà quản lý chăm sóc khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành, cập nhật sớm, tùy chỉnh thông tin nhanh sẽ giúp công ty có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh. 

CRM được coi là hệ thống “chăm sóc” khách hàng đỉnh cao nhất, giúp cung cấp nhanh nhất các dịch vụ/dược phẩm tới khách hàng một cách nhanh chóng, thúc đẩy chiến lược kinh doanh và tiếp thị các sản phẩm dược, quản lý hoạt động một cách tự động hóa, thao tác dễ dàng và tối đa hiệu suất làm việc của nhân viên. 

Lời khuyên cho việc lựa chọn 1 hệ thống CRM phù hợp với các công ty ngành Dược

  1. Xác định tính năng chính giúp cung cấp các dịch vụ khách hàng đáng tin cậy
  2. Đảm bảo dễ dàng và thuận tiện thao tác các tính năng trên hệ thống
  3. Xác định các tính năng của hệ thống phù hợp với mục tiêu kinh doanh, có tính năng phân tích, báo cáo.
  4. Phân tích các hệ thống CRM khác nhau để so sánh
  5. Kiểm tra nhà cung cấp có uy tín hay không
  6. Chắc chắn hệ thống CRM mà công ty chọn có khả năng tích hợp với các ứng dụng khác.
  7. Xem xét ngân sách mà công ty cho phép
  8. Kiểm tra và dùng thử hệ thống trước khi “chốt đơn”

Theo Hub-js

KHÓA HỌC: NHÀ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ 4.0

NEED TO HIRE