KHÁM PHÁ TIẾP THỊ NỘI DUNG 2021 (CONTENT MARKETING)
Tiếp thị nội dung được coi là cốt lõi để tối đa hoá các hoạt động tiếp thị cùng với thúc đẩy các tổ chức thu hút khách hàng tiềm năng của họ.
Theo một số nghiên cứu, phần lớn 78% các nhà tiếp thị B2B tạo ra nhiều nội dung hơn so với những năm về trước.
1. Định nghĩa tiếp thị nội dung
Tiếp thị nội dung là cách trực tiếp nhất để chuyển tải “thông điệp tiếp thị” một cách có giá trị nhất tới khách hàng. Nội dung sẽ là cầu nối giúp khách hàng tương tác với doanh nghiệp bằng cách sử dụng phương pháp kể chuyện mà mọi người có thể liên tưởng đến như một câu chuyện về thương hiệu. Sự tương tác này tạo ra lòng trung thành và khiến khách hàng quay trở lại mua sản phẩm.
Nội dung rất quan trọng để hỗ trợ tăng cường tương tác của khách hàng trên tất cả các kênh. Một nội dung chuẩn sẽ:
Kích thích nhu cầu, thách thức và thành công trong việc xây dựng dữ liệu khách hàng hiện tại và tương lai.
Cho phép doanh nghiệp hợp lý hóa các hoạt động tiếp thị bằng cách xây dựng thương hiệu vững chắc và những câu chuyện về tư tưởng phát triển thành mối quan hệ đôi bên cùng có lợi (cho khách hàng và cho điểm mấu chốt của thương hiệu).
2. Các dạng tiếp thị nội dung
- Dạng Blog
Nhìn chung, Blog vẫn chiếm phần lớn hoạt động tiếp thị nội dung hiện có vì những lý do chính đáng. Theo báo cáo về tiếp thị nội dung năm 2019 từ báo cáo toàn cầu, tiếp thị dạng Blog chiếm 86%. Trong đó, các doanh nghiệp sử dụng Blog nhận được nhiều hơn 97% liên kết đến các Website. Việc viết Blog cũng cực kỳ hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với chi phí tiết kiệm.
Các bài đăng trên Blog có hiệu quả nhất khi được sử dụng đúng mục đích. Thay vì viết Blog về cách sản phẩm mới nhất, doanh nghiệp nên mở rộng về các chủ đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể viết thêm các bài viết về các mẹo sử dụng sản phẩm hoặc khám phá những tính năng mới,… Hãy thêm những nội dung có giá trị và chuyên sâu, hơn là những thông tin chung chung mà nhiều Blog khác cũng cung cấp.
Trải nghiệm người dùng cũng được nâng cao thông qua việc đọc các trang Blog mỗi ngày, họ tìm đến Blog như một nơi để giải quyết những vấn đề đang khúc mắc. Gãi đúng chỗ ngứa cộng với chăm chút cho những từ khóa chuyên nghiệp, khách hàng sẽ đánh giá cao về chất lượng và dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại.
- Dạng đồ hoạ (Infographics)
Nội dung dạng đồ họa thông tin rất thú vị và có thể giúp các nhà tiếp thị tiến hành một chiến lược tiếp thị với nội dung siêu bắt mắt. Một nội dung dạng đồ hoạ sẽ mang đến một cái nhìn sáng sủa, hấp dẫn về mặt hình ảnh, đồng thời những số liệu thống kê hay những biểu đồ được trình bày bên trong sẽ mang lại cảm giác mới lạ cho người đọc. Các thông tin được thể hiện dưới dạng đồ họa thông minh này sẽ dễ nhận biết hơn, dễ hiểu hơn, tạo sự khác biệt và các dữ liệu trực quan mang đến sự uy tín về các sản phẩm của doanh nghiệp.
- Dạng video
Đây là một phương tiện linh hoạt, có thể tạo nhiều nội dung khác nhau trong một video ngắn khoảng 3-5 phút. Nội dung truyền tải bằng video nhanh chóng thu hút sự chú ý, xây dựng nhận thức về thương hiệu cũng như thu hút khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hành nội dung video trên Website, mạng xã hội, Email và tất nhiên là trên YouTube.
Theo một số nghiên cứu về lợi ích của các nội dung với định dạng video:
- Tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng lên gần 80%
- Người dùng nhấp vào video trên các thiết bị di động tăng 100%
- Các video giới thiệu về thương hiệu làm tăng uy tín của doanh nghiệp lên 65%
Khi sản xuất video, các nhà tiếp thị nên tạo phụ đề bên dưới bao gồm phần giới thiệu ngắn để giúp người xem hình dung rõ hơn về những thông tin họ sắp xem. Sau đó dùng những nội dung trong video để phát triển thêm các hoạt động trong chiến lược tiếp thị, có thể phát triển trên Blog, Website, Facebook,…
- Dạng truyền thông trên mạng xã hội
Không giống như các dạng tiếp thị nội dung ở trên, tiếp thị nội dung dưới dạng truyền thông xã hội bao gồm cả về thu hút sự chú ý của khách hàng và sự phản hồi trực tiếp từ họ. Tỉ lệ người dùng mạng xã hội tại Việt Nam ngày càng tăng cao, các nhà tiếp thị do đó mà nhanh chóng bắt kịp với xu hướng của các thế hệ mới – thế hệ Gen Z.
Các kênh truyền thông xã hội phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam là Facebook, Instagram, LinkedIn,… Dựa vào những kênh này, các nhà tiếp thị có thể kết hợp xem các số liệu và chỉ số đo lường về lượt tương tác thu về, từ đó lên chiến lược cụ thể hơn và sát hơn để sản xuất những nội dung phù hợp.
3. Chiến lược tiếp thị nội dung
Một chiến lược tiếp thị nội dung thành công phải kết hợp 4 yếu tố cốt lõi sau:
- Định vị thương hiệu,
- Giá trị mang lại
- Các tình huống trong kinh doanh
- Kế hoạch cho chiến lược
Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm đồng nhất cho người tiêu dùng, đồng thời xây dựng hình ảnh thương hiệu phù hợp thông qua tất cả các kênh Tiếp thị nội dung.
Gợi ý một số câu hỏi giúp doanh nghiệp xây dựng vị trí trên thị trường:
- Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng là ai?
- Khách hàng đang tìm kiếm hình thức trải nghiệm như thế nào?
- Bối cảnh/thời điểm cạnh tranh hiện tại là gì?
- Làm thế nào để tạo sự khác biệt về chiến lược tiếp thị so với các đối thủ cạnh tranh hàng đầu?
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
- Sản phẩm này giúp giải quyết những vấn đề gì cho khách hàng?
- Điều gì khiến sản phẩm của công ty trở nên tốt hơn so với đối thủ?
- Làm cách nào để làm nổi bật tính cách thương hiệu của mình?
Tuyên bố giá trị
Để tạo sự tin cậy dành cho khách hàng, doanh nghiệp cần tham khảo các câu hỏi sau:
- Nội dung truyền tải mang lại giá trị gì cho khán giả?
- Làm thế nào để tạo ra những nội dung sáng tạo hơn so với các nội dung cũ/đối thủ?
- Tại sao người đọc phải theo dõi Website/Blog/Fanpage của công ty?
Bắt đầu nghiên cứu đối tượng mục tiêu để xác định loại thông tin họ đang tìm kiếm và các nguồn yêu thích của họ. Sau đó, hãy phân tích các chiến lược nội dung của đối thủ cạnh tranh để tìm ra thị trường thích hợp cho biên tập viên của công ty thể hiện tài năng.
Thông thường, các thương hiệu đang tập trung vào các đối thủ trên thị trường của họ và không quan tâm đầy đủ đến những người sáng tạo nội dung khác. Một khi đã quyết định phát triển nội dung trên các phương tiện truyền thông, doanh nghiệp nên coi tất cả các nhà xuất bản nội dung là đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng các phương tiện truyền thông không nổi bật như tạp chí trực tuyến, blog trong ngành hoặc kênh video của những người có ảnh hưởng, là một phần trong nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Đề án trong kinh doanh
Cung cấp giá trị cho khán giả là một phần không thể thiếu của chiến lược nội dung thành công. Nhưng ngoài việc thu hút người đọc và người theo dõi mới, Tiếp thị nội dung sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển theo hướng mới.
Doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu kinh doanh đạt được và tìm ra kế hoạch Tiếp thị Nội dung mang doanh nghiệp tiến gần hơn với mục tiêu đề đã đề ra. Có thể thêm danh mục đầu tư cho Tiếp thị nội dung gồm chi phí, nhân lực, phương pháp… Và thiết lập chỉ tiêu thu về cho doanh nghiệp.
Các đề xuất trong kinh doanh (mục tiêu, phân bổ nhân lực, ngày thực hiện, rủi ro, lợi ích,…) nên được tạo thành văn bản và được góp ý bởi nhiều nguồn lực khác nhau. Như vậy sẽ thống nhất về những quyết định mang lại giá trị cao cho từng chiến lược tiếp thị nội dung.
Hoạch định chiến lược
Một kế hoạch tiếp thị nội dung nên tập trung vào chính xác và các hành động cụ thể để đạt được kế hoạch. Kế hoạch này cũng bao gồm việc phân bổ các nguồn lực khác nhau, chi tiết về chân dung khách hàng doanh nghiệp muốn tiếp cận, các cách tiếp cận khán giả (dạng nội dung: video, truyền thông xã hội, Blog, Infographics,…), chỉ tiêu (KPI), các đánh giá và đo lường khác cũng nên được hệ thống lại trong bảng kế hoạch này.
Theo NGỌC ANH (blog.hub-js.com)