Google Sandbox là gì? Cách rút ngắn thời gian website bị dính sandbox – NETALINK JSC
Giỏ hàng

Google Sandbox là gì? Cách rút ngắn thời gian website bị dính sandbox

Google Sandbox có thể coi là một thử thách mà Google dành cho các website mới khi kìm hãm website đó không cho xuất hiện trên các thanh công cụ tìm kiếm trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy Google Sandbox là gì và làm thế nào để rút ngắn thời gian website bị sandbox, tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

1. Google Sandbox là gì?

Google Sandbox là một cơ chế hoạt động của Google nhằm kèm hãm website. Sandbox bạn có thể hiểu nôm na là chiếc hộp. Khi dính Google Sandbox nghĩa là website của bạn bị nhốt trong chiếc hộp của Google, bị sự quản chế của Google, khiến website của bạn chậm hoặc không tăng thứ hạng, thậm chí không được index vĩnh viễn.

google sandbox là gì

Google Sandbox là gì?

2. Google Sandbox hoạt động như thế nào?

Cách đây hơn chục năm, khoảng từ những năm 2004, hầu hết các SEOer và các quản trị viên website đều nhận thấy rằng dù cho họ đã nỗ lực tối ưu SEO cho những website mới bao nhiêu thì vẫn không giúp ích gì cho việc nâng cao thứ hạng trong bảng xếp hạng của Google.

Những website này của họ cứ mãi lẹt đẹt ở ngoài top 100, dù cho họ đã chọn lựa các từ khóa ít cạnh tranh. Những SEOer có kiểm tra cùng 1 từ khóa khi đặt vào Yahoo Search hoặc Bing thì chúng đã sớm lên top hơn ở Google.

hien tuong google

Hiện tượng Google Sandbox khiến website tăng trưởng chậm

Trên thực tế, Google luôn muốn trả về các kết quả tìm kiếm phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng. Chính vì vậy, việc Google chưa thực sự tin tưởng vào các website mới và tạm thời kìm hãm những website này chưa cho lên top thì cũng là điều dễ hiểu.

Google cần nhiều thời gian hơn đánh giá kỹ hơn chất lượng của website cũng như hạn chế tối đa các spammer.

Nếu như một website chỉ mới xuất hiện 1 tháng mà đã lên ngay trang 1, tranh thứ hạng với các website đã dày công xây dựng hàng vài năm, thậm chí vài chục năm tuổi thì thật sự không đáng tin cậy chút nào, phải không nào?

Bên cạnh đó, như bạn đã biết, Backlinks cũng được đánh giá là một trong những chỉ số xếp hạng quan trọng. Những website mới thành lập sẽ rất khó để có thể xây dựng được một lượng Backlinks đủ mạnh và chất lượng chỉ trong vòng vài tuần.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là tất cả website mới đều gặp phải hiện tượng sandbox. Đôi khi, bạn cũng có thể bắt gặp những website mới lên top. Đây là một động thái của Google nhằm test xem liệu website đó có đáp ứng đúng những nhu cầu của người dùng hay không bằng cách theo dõi hành vi truy cập của khách hàng.

google thử nghiệm về google sandbox

Google đang test thử nghiệm trên site mới

Khi gặp những trường hợp như vậy, SEOer cũng không nên vui mừng quá sớm, bởi có thể website của bạn đang trong quá trình thử nghiệm của Google, khi gặp trường hợp như vậy bạn nên theo dõi và tối ưu cho website của mình hơn.

3. Mục đích của Google Sandbox là gì?

3.1. Loại bỏ website kém chất lượng

Như đã đề cập bên trên, Google không tin tưởng hoàn toàn vào các website mới và đành phải kìm hãm những website này. Google cần thêm thời gian để đánh giá kỹ hơn chất lượng của website cũng như hạn chế tối đa các spammer.

3.2. Hướng đến trải nghiệm của người dùng

Google sinh ra là để giải quyết “từ khóa tìm kiếm” của người dùng, vì vậy mục đích của Google Sandbox là giúp người dùng có được kết quả tìm kiếm phù hợp nhất, loại bỏ những website kém chất lượng như: sao chép nội dung, tạo ra backlink không tự nhiên, spam keyword trên trang…

4. Sự thật là Google không công nhận thuật toán Sandbox

Google chưa bao giờ công nhận thuật toán Sandbox trong những phát ngôn chính thức của mình. Tuy nhiên, cho dù là Google không chính thức thừa nhận thì bạn cũng có thể suy xét một cách hoàn toàn tự nhiên bằng chính suy luận của mình: nếu bạn là Google thì chắc chắn nếu một website mới được xây dựng, chắc chắn bạn cũng sẽ không muốn nó ở một vị trí quá cao trong kết quả tìm kiếm của người dùng.

5. Cách kiểm tra website có dính Google Sandbox không?

Đây là cách mà thường sử dụng để kiểm tra website có bị dính Google Sandbox không? Đó là “Kiểm tra thứ hạng từ khóa bằng công cụ tìm kiếm khác ngoài Google”

Những công cụ tìm kiếm khác bạn có thể sử dụng: Cốc Cốc Search, Yahoo Search hoặc Bing

Nếu bạn thấy những “từ khóa cần SEO” của mình có thứ hạng cao trên các Seach Engine như Cốc Cốc Search, Yahoo Search hoặc Bing. Nhưng khi tìm kiếm cùng “từ khóa cần SEO” trên Google thì không tìm thấy thứ hạng hoặc ngoài top 100, điều này thể hiện website của bạn đã bị Google Sandbox.

6. Làm thế nào để hủy bỏ hoặc rút ngắn thời gian sandbox?

Vậy câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể hủy bỏ hoặc rút ngắn thời gian sandbox bằng cách nào đó hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Nếu một website khi vừa mới xây dựng mà gây được một hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, nhận được hàng nghìn traffic mỗi ngày, hoạt động hiệu quả trên các trang mạng xã hội và nhận được một lượng lớn backlinks chất lượng đổ về thì chắc chắn sẽ được Google chú ý và đưa lên top xếp hạng.

Tuy nhiên để có được hàng nghìn traffic thực và tích cực, một số lượng lớn backlink chất lượng đổ về không phải đơn giản tí nào! Vậy nên  khuyên bạn khi xây dựng website mới cần phải lưu ý 3 yếu tố sau:

  • Trust: Sự uy tín
  • Themantic & Relevance: Chủ đề và liên quan
  • Traffic: Sự tương tác

Đây cũng chính là ba điều Google muốn kiểm nghiệm ở một website mới. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, hầu hết các website mới xây dựng đều thiếu đi 3 yếu tố này:

6.1. Thiếu sự liên quan (Themantic & Relevance)

Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng, Google luôn cần những content chất lượng để đặt ở vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng tìm kiếm và hơn hết, Google phải nhìn thấy website đó như một chuyên gia trong lĩnh vực người dùng cần tìm hiểu, có thể giải đáp thắc mắc, truyền tải nhiều thông điệp tới người dùng.

Vậy giải pháp của bạn cho một website mới là gì? Cách đơn giản nhất là hãy tạo lập những Themantic Content để giúp Google dễ dàng đánh giá được website của bạn tập trung về lĩnh vực gì, từ đó dễ dàng cho điểm SEO.

6.2. Thiếu tín hiệu người dùng (Traffic)

Để có thể tin tưởng rằng website của bạn hữu ích với người dùng, Google cần thấy được sự tương tác của người dùng trên trang của bạn.

Giải pháp của bạn để tăng traffic rất đơn giản, hãy sử dụng Phantom Keywords, những từ khóa ít có sự cạnh tranh và có nhiều lượt tìm kiếm.

KHÓA HỌC: NHÀ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ 4.0

NEED TO HIRE