7 phương pháp đơn giản giúp nhà quản lý cải thiện năng suất làm việc c – NETALINK JSC
Giỏ hàng

7 phương pháp đơn giản giúp nhà quản lý cải thiện năng suất làm việc của nhân viên

Bật mí 7 phương pháp tuyệt với hứa hẹn sẽ cải thiện năng suất làm việc của nhân viên và doanh nghiệp bạn lên nhiều lần.

Tất cả các doanh nghiệp thành công đều hiểu năng suất quan trọng như thế nào trong môi trường làm việc. Đối với nhân viên, tăng năng suất làm việc là yếu tố quan trọng để thăng tiến trong sự nghiệp. Đối với những nhà lãnh đạo, tăng năng suất doanh nghiệp có thể giúp cải thiện kết quả kinh doanh và đón đầu được những xu thế, khó khăn mới trên thị trường.

Vậy làm thế nào để cải thiện năng suất làm việc? Muốn cải thiện 150% năng suất làm việc của nhân viên thì phải làm gì, làm thế nào và bắt đầu từ đâu? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho hai câu hỏi trên, thì xin chúc mừng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý giúp bạn cách đơn giản để cải thiện năng suất làm việc hiệu quả.

1. Tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng phương pháp game hóa (gamification process)

Động lực là một yếu tố thiết yếu để đảm bảo năng suất làm việc. Nhân viên thiếu động lực, đặc biệt là những người làm công việc mang tính chất lặp đi lặp lại, thường có năng suất làm việc tệ hơn so với đồng nghiệp của mình.

Bạn nghĩ sao nếu chơi game chính là lời giải hữu hiệu cho vấn đề này?

Con người vốn được truyền động lực bởi thử thách, mà ở trong game, các thử thách đều đi kèm với một phần thưởng, do đó bạn luôn có động lực chinh phục thử thách để giành được phần thưởng đó.

Dựa vào quy tắc này, bạn sẽ nhận ra nếu biết game hoá công việc, biến hoạt động nhàm chán thường ngày thành trò chơi, thì hiệu quả làm việc sẽ cải thiện rất nhiều. Tương tự như một trò chơi nhập vai, hãy biến nhân viên của bạn thành một người hùng và game hóa những yếu tố sau để hoàn thiện trò chơi cải thiện năng suất của bạn:

  • Nhiệm vụ trong game tương ứng với công việc phải làm của nhân viên. Có thể chia chúng ra thành nhiệm vụ chính và phụ dựa vào mức độ quan trọng của công việc.
  • Kho báu, điểm kinh nghiệm tương ứng với phần thưởng khi hoàn thành công việc. Ngoài những khoản tiền thưởng, bạn có đa dạng hóa hình thức hình thức khen tặng bằng ngày nghỉ phép hay tuyên dương nội bộ.
  • Thăng cấp (lên level) trong game tương ứng với việc được thăng tiến lên vị trí mới.
Zalo

Game hóa công việc giúp tăng động lực làm việc cho nhân viên

2. “Này, nhân viên, đừng làm nữa, hãy nghỉ đi!”

Phải, bộ não rất kì diệu, tuy nhiên chúng không phải máy móc. Chúng cũng biết mệt mỏi, giống như cơ thể con người vậy.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bộ não con người có thể tập trung vào một công việc bất kỳ trong khoảng 90 - 120 phút. Sau 90 phút, năng suất làm việc sẽ bắt đầu giảm xuống, chúng ta cần một quãng giải lao khoảng 20 phút để phục hồi năng lượng và đảm bảo hiệu suất làm việc.

Để tối ưu hóa năng suất, hãy cho nhân viên của bạn nghỉ ngơi. Hãy coi công ty của bạn như một lớp học, chia ngày làm việc ra thành 4 - 5 ca 90 phút. Giữa mỗi ca làm việc nhân viên sẽ được phép ra chơi để thư giãn đầu óc, đảm bảo hiệu suất làm việc trong mỗi ca được đẩy lên cao nhất.

Bạn hoàn toàn có thể gợi ý nhân viên ra ngoài đi dạo để hít thở không khí trong lành. Việc làm đơn giản này sẽ giúp họ giải quyết những ý nghĩ căng thẳng về công việc đang dồn nén.

3. Yêu cầu nhân viên cập nhật tiến độ làm việc theo thời gian thực và phản hồi chúng kịp thời

Hãy đảm bảo bạn nắm được tình trạng, tiến độ làm việc của từng nhân viên mình quản lý. Đồng thời đưa ra feedback nhanh chóng để họ tiếp thu và giải quyết kịp thời những vấn đề còn đang tồn đọng trong công việc của họ.

Qua phương pháp này, bạn có thể:

  • Đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên để có thể đưa ra những biện pháp tối ưu hiệu quả công việc trong tương lai
  • Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên
  • Đánh giá năng lực và khả năng phát triển của nhân viên
  • Làm cơ sở xác định mức lương, thưởng, tạo động lực cho người lao động thông qua việc công nhận đúng mức thành tích của họ

Để áp dụng phương pháp này, bạn có rất nhiều cách tiếp cận. Một trong số đó là sử dụng phần mềm theo dõi tiến độ công việc Base Wework, cho phép nhân viên trao đổi và cập nhật tiến độ dự án linh hoạt với cấp trên. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, tất cả các cách tiếp cận của bạn đều nhắm đến một mục đích cuối cùng là nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên và doanh nghiệp.

4. Đừng bao giờ quản lý nhân viên theo mô hình Micro-management máy móc

Với Micro-management (quản lý vi mô), người quản lý sẽ có khuynh hướng đưa ra mục tiêu cụ thể, và kiểm soát tất tần tật những hành động, kể cả nhỏ nhất, của từng nhân viên.

Dưới phương pháp quản lý này, nhân viên sẽ trở nên bị động và lệ thuộc vào người giám sát của mình. Điều này, vô hình chung, bóp nghẹt sự tự tin, khả năng sáng tạo và tiềm năng phát triển của họ. Micro-management chẳng khác nào liều thuốc độc cho năng suất làm việc của một doanh nghiệp.

Zalo

Quản lý nhân viên quá chặt chẽ sẽ khiến sự sáng tạo và năng suất làm việc suy giảm

Hãy khuyến khích nhân viên chủ động xây dựng phong cách làm việc khiến họ cảm thấy thoải mái nhất. Cần phải hiểu rằng, mỗi người đều có phương pháp làm việc vô cùng khác nhau. Điều mà bạn nên quan tâm đến chỉ là kết quả sau cuối mà họ đưa ra.

Chỉ nên can thiệp vào công việc của nhân viên khi năng suất và hiệu quả làm việc của họ đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Hãy nhớ rằng một môi trường làm việc tự do, cởi mở chính là vườn ươm tốt nhất cho những nhân viên tài năng.

5. Phân công công việc thực tế và phù hợp với năng lực của nhân viên

Bạn nghĩ nhân viên của mình có thể làm việc hiệu quả trong một mớ công việc khó khăn - chồng chất - khó khăn không? Đồng ý là bạn cần những thử thách để phát triển tiềm năng của một nhân viên, nhưng đừng quá lạm dụng chúng. Nên nhớ, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc trì hoãn, giảm năng suất làm việc của nhân viên chính là do số lượng công việc quá tải.

Chỉ phân công những công việc thực tế với độ khó vừa đủ với nhân viên để tạo động lực làm việc hiệu quả cho họ. Đừng làm khó nhân viên với những công việc có yêu cầu quá cao cùng deadline gắt gao. Nước đi này sẽ đánh sập động lực của nhân viên, dẫn đến kết quả không thể tránh khỏi - tụt giảm năng suất làm việc.

6. Khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động thể dục thể thao

Việc phải ngồi làm việc 24/7 trước màn hình máy tính đang khiến cho phần lớn bộ phận nhân viên văn phòng cảm thấy mệt mỏi. Tác hại của nó được ví tương đương việc hút thuốc lá. Thậm chí, ngồi nhiều có thể gây tử vong sớm hơn cả bệnh béo phì. Và tất nhiên, việc này có ảnh hưởng xấu đến năng suất làm việc của doanh nghiệp trên con đường dài hạn.

Để cải thiện sức khỏe của nhân viên, hãy tổ chức và khuyến khích họ tham gia các hoạt động thể dục thể thao theo một lịch trình nhất định. Bạn có thể cân nhắc đến các loại hình thể dục thể thao đơn giản, dễ áp dụng trong doanh nghiệp như: bóng đá, chạy bộ, đạp xe hay thậm chí là bơi lội.

Zalo

Hoạt động ngoại khóa sẽ giúp nhân viên của bạn duy trì sức khỏe và tinh thần minh mẫn

 

Loại hoạt động này sẽ không chỉ giữ cho nhân viên khỏe mạnh và mà còn giúp họ có tinh thần minh mẫn hơn khi làm việc. Hãy luôn ý thức được rằng nhân viên chính là nguồn tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp.

7. Bắt tay cùng “trợ thủ” công nghệ

Trong kỷ nguyên công nghệ, việc áp dụng công nghệ vào trong bộ máy làm việc của doanh nghiệp dường như là tất yếu. Mục đích của công nghệ là để tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, vì vậy hãy cân nhắc lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Vì vậy, khi chọn lựa giải pháp công nghệ, hãy chọn các giải pháp mất ít thời gian và công sức của nhân sự nhất.

Các phần mềm được thiết kế cho một mục đích cụ thể, ví dụ như phần mềm quản lý quan hệ khách hàng hay phần mềm cộng tác nội bộ nhóm, sẽ chuyên biệt và dễ sử dụng hơn cho từng mục đích cụ thể, hơn là các chương trình tổng quát như ERP, khi đó nhân viên của bạn sẽ dễ dàng làm quen với công cụ làm việc và cải thiện năng suất tốt hơn.

Tạm kết

Cải thiện năng suất tại nơi làm việc chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, với 7 gợi ý bên trên, chắc chắn bạn sẽ phần nào đó giải tỏa được vấn đề này. Hãy luôn nhớ rằng, nhiệm vụ của bạn là tạo ra một môi trường lành mạnh và đầy sự cộng tác, nơi nhân viên sẽ được hỗ trợ tối đa để làm việc thật hiệu quả.

-----------

NETALINK JSC là công ty chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp chuyển đổi số tổng thể cho doanh nghiệp SMEs và hộ kinh doanh. Với hơn 15 năm kinh nghiệm NETALINK tự tin ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cải thiện và phát triển các hoạt động về Sale & Marketing, Nhân sự, Kế toán,... giúp giảm chi phí, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

 

Để hỗ trợ tư vấn các dịch tại NETALINK
Vui lòng inbox trực tiếp cho chúng tôi qua Zalo OA hoặc quét mã QR Code dưới đây

KHÓA HỌC: NHÀ TƯ VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ 4.0

NEED TO HIRE